Cấu tạo tấm ván ép Plywood được chia làm 3 thành phần. Đó là phần ruột bao gồm nhiều lớp lạng mỏng có kích thước dày khoảng 1mm. Phần tiếp theo là bề mặt lớp gỗ tự nhiên. Phần cuối cùng là lớp keo dán gồm keo Urea Formaldehyde (UF) hoặc keo Phenol Formaldehyde (PF).
Nguyên liệu gỗ tự nhiên thường được sản xuất ván dán là bạch dương, keo, trám, thông, bạch đàn,… Gỗ Plywood có kích thước rất đa dạng. Về độ dày thường là 3, 5, 6, 8, 10, 12, 15, 18, 20, 25mm. Chiều dài là 2.135mm hoặc 2.440mm. Chiều rộng là 915mm hoặc 1.220mm.
- Bề mặt phủ veneer làm từ veneer lạng mỏng với kích thước dày 0.5mm dán lên cốt gỗ. Veneer là gỗ tự nhiên được cắt thành những lát dày từ 0.3mm > 0.6mm. Dài 240mm và rộng khoảng 180mm tùy theo loại gỗ trung bình. Gỗ được phơi và sấy khô lại.
- Bề mặt gỗ công nghiệp Laminate còn được gọi là bề mặt nhựa tổng hợp. Kích thước độ dày hơn Melamine từ 0.5-1mm tùy từng loại. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt Laminate và Melamine qua độ dày của tấm ván gỗ. Độ dày thông dụng của Laminate là 0.7 hoặc 0.8mm.
- Melamine chính là bề mặt của một lớp giấy trang trí. Dân chuyên môn vẫn gọi là Decorative Paper. Bề mặt được phủ keo Melamine, độ dày rất mỏng khoảng 0.4 – 1 rem.
Gỗ Plywood có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Dù là bất kỳ loại vật liệu gì thì chúng cũng có thế mạnh và hạn chế. Gỗ Plywood cũng như vậy, bao gồm những ưu – nhược điểm sau:
Ưu điểm
Gỗ Plywood có độ cứng cáp và độ bền xét về mặt cơ lý cao. Những sản phẩm nội thất được sản xuất từ gỗ này có khả năng chống cong vênh, nứt nẻ tốt. Đặc tính của gỗ là có khả năng chịu độ ẩm, chịu nước trong môi trường thoáng khí.
Điểm đặc biệt của gỗ là loại gỗ công nghiệp duy nhất có thể ngâm trong nước. Khi ngâm trong nước không cần sự hỗ trợ của các chất phụ gia như gỗ lõi xanh chống ẩm.
Khả năng bắt vít và bám keo của gỗ cực kỳ tốt. Do vậy, rất dễ dàng trong thi công và lắp ráp. Gỗ được chà nhám bề mặt nên giúp tiết kiệm thời gian xử lý nguội. Gỗ có khả năng uốn cong tấm ván ép để tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo.
Khi thi công, lắp đặt gỗ MFC, MDF thường có hiện tượng cay mắt, mùi hắc. Tuy nhiên, với gỗ Plywood bạn hoàn toàn không bắt gặp được điều đó. Gia chủ có thể sử dụng ngay sau khi lắp đặt nội thất gỗ này.
Nhược điểm
Nếu quy trình xử lý và gia công không kỹ lưỡng đúng tiêu chuẩn, nội thất gỗ Plywood không bền. Gỗ dễ bị cong lên, bề mặt gồ ghề. Khi gặp môi trường có độ ẩm cao các lớp gỗ dễ bị tách ra.
Màu sắc của gỗ không được đẹp và đều màu như loại gỗ HDF, MDF. Khả năng chống mối mọt thấp, cần xử lý gỗ thật tỉ mỉ trước khi ép. Giá thành của gỗ cũng cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác..
Cập nhật những tin tức liên quan hot nhất hằng ngày
Tin tức
Cấu tạo và kích thước của gỗ Plywood
Cấu tạo tấm ván ép Plywood được chia làm 3 thành phần. Đó là phần ruột bao gồm nhiều lớp lạng...
Tin tức
Quy trình sản xuất gỗ MDF phủ Veneer
Veneer là gì ? Gỗ Veneer là gì? Đây là loại gỗ được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên, một...
Tin tức
Tư vấn chọn màu lắp sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp khá đa dạng về màu sắc do đó chọn màu lắp sàn gỗ công nghiệp cũng không phải dễ...
Tin tức
Cấu tạo và đặc tính của sàn gỗ công nghiệp
Cấu tạo và đặc tính của sàn gỗ công nghiệp Sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo thế nào? Các thành...
Tin tức
Một số tiêu chí khi lựa chọn ván ép công nghiệp
Cùng với sự phát triển của máy móc và công nghệ, ngày nay càng có nhiều loại ván ép công nghiệp...
Tin tức
Ưu và nhược điểm của gỗ MDF phủ Veneer
Ưu điểm nổi bật Tính thẩm mỹ cao Một trong những ưu điểm đầu tiên của gỗ MDF phủ Veneer đó...