Veneer là gì ? Gỗ Veneer là gì? Đây là loại gỗ được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên, một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ veneer, tùy từng loại hao hụt. Bởi nhu cầu sử dụng thiết bị nội thất bằng gỗ: bàn làm việc, tủ tài liệu, bàn phòng họp cao cấp hay tủ bếp, cửa gỗ… ngày càng cao dẫn đến việc lựa chọn gỗ veneer là vật liệu thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt.
Nhưng quy trình tạo ra gỗ veneer cụ thể như thế nào, có những loại gỗ veneer phổ biến nào… là những thắc mắc thường gặp của khách hàng khi chọn mua một sản phẩm nội thất bằng gỗ veneer từ Mỹ Lâm.
Để có 1 tấm gỗ MDF phủ Veneer hoàn chỉnh, thợ thủ công sẽ phải thực hiện bước sau:
– Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu là gỗ tự nhiên, thường là các loại gỗ như thông, sồi, tần bì, dẻ gai, tràm bông vàng, xoan… Đây là những loại gỗ tự nhiên chất lượng cao sẽ cho ra thành phẩm gỗ veneer có hoa văn hoàn toàn tự nhiên của vân gỗ.
– Bước 2: Lạng mỏng (bóc ly tâm) cây gỗ tự nhiên thành những lát dầy từ 0.3mm đến 0.6mm, độ rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoảng 180mm, dài khoảng 240mm, được phơi và sấy khô.
– Bước 3: Sau khi được lạng, gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ Ván dán, gỗ Finger, gỗ ván dăm… để làm ra các sản phẩm nội thất.
Công đoạn dán veneer lên các loại cốt gỗ là bước quan trọng nhất trong quy trình làm ra những sản phẩm nội thất cao cấp từ loại gỗ này.
Ván nền (cốt gỗ) sau khi được kiểm tra được đưa qua công đoạn định hình, từ đây ván nền được chuyển tới công đoạn phủ keo tự động. Loại keo thường được sử dụng là keo UF có chứa hợp chất NH4CL có tính năng đóng rắn nhanh, đạt độ bền trong kết dính do các phân tử có tính liên kết mạng không gian tạo khả năng chống thấm tốt mà không gây độc hại cho người sử dụng.
Sau quá trình lăn keo, ván nền được đưa sang công đoạn tiếp theo là công đoạn dán tự động để phủ veneer lên bề mặt của ván nền. Sau đó ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt. Cuối cùng dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp.
Một số loại gỗ Veneer thường gặp:
– Raw veneer: không có cốt gỗ, có thể dán cả 2 mặt.
– Paper-backed veneer: có phần cốt giấy bên dưới được sử dụng để phủ bề mặt của một diện tích nhỏ hoặc các đường cong.
– Phenolic-backed: là veneer nhân tạo hiện được sử dụng phổ biến góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Khi lựa chọn những sản phẩm nội thất văn phòng, gia đình… làm từ gỗ Veneer nên lưu ý chọn cốt gỗ dán, vì cốt gỗ dán khi gặp nước sẽ không bị “nở” ra nhiều như cốt bằng MDF hay Okal.
Cập nhật những tin tức liên quan hot nhất hằng ngày
Tin tức
Cấu tạo và kích thước của gỗ Plywood
Cấu tạo tấm ván ép Plywood được chia làm 3 thành phần. Đó là phần ruột bao gồm nhiều lớp lạng...
Tin tức
Quy trình sản xuất gỗ MDF phủ Veneer
Veneer là gì ? Gỗ Veneer là gì? Đây là loại gỗ được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên, một...
Tin tức
Tư vấn chọn màu lắp sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp khá đa dạng về màu sắc do đó chọn màu lắp sàn gỗ công nghiệp cũng không phải dễ...
Tin tức
Cấu tạo và đặc tính của sàn gỗ công nghiệp
Cấu tạo và đặc tính của sàn gỗ công nghiệp Sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo thế nào? Các thành...
Tin tức
Một số tiêu chí khi lựa chọn ván ép công nghiệp
Cùng với sự phát triển của máy móc và công nghệ, ngày nay càng có nhiều loại ván ép công nghiệp...
Tin tức
Ưu và nhược điểm của gỗ MDF phủ Veneer
Ưu điểm nổi bật Tính thẩm mỹ cao Một trong những ưu điểm đầu tiên của gỗ MDF phủ Veneer đó...